Saturday, May 25, 2013

Giới thiệu cơ bản về HTML 5 [khái niệm, tổng quan]


HTML 5 (theo wikipedia)

HTML5 là một ngôn ngữ cấu trúc và trình bày nội dung cho World Wide Web và sẽ là công nghệ cốt lõi của Internet trong tương lai không xa, được đề xuất đầu tiên bởi Opera Software. Đây là phiên bản thứ 5 của ngôn ngữ HTML và hiện tại vẫn đang được phát triển bởi World Wide Web Consortium và WHATWG. Mục tiêu cốt lõi khi thiết kế ngôn ngữ là cải thiện khả năng hỗ trợ cho đa phương tiện mới nhất trong khi vẫn giữ được việc con người và các thiết bị, các chương trình máy tính như trình duyệt web, trình đọc màn hình, v.v.. có thể đọc, hiểu, hay xử lý một cách dễ dàng. HTML5 vẫn sẽ giữ lại những đặc điểm cơ bản của HTML4 và bổ sung thêm các đặc tả nổi trội của XHTML, DOM, đặc biệt là JavaScript.

Là phiên bản tiếp sau của HTML 4.01 và XHTML 1.1, HTML5 là một phản ứng để đáp lại lời phê bình rằng HTML và XHTML được sử dụng phổ biến trên World Wide Web là một hỗn hợp các tính năng với các thông số kĩ thuật khác nhau, được giới thiệu bởi nhiều nhà sản xuất phần mềm ví dụ Adobe, Sun Microsystems, Mozilla, Apple, Google,... và có nhiều lỗi cú pháp trong các văn bản web. Đây là một nỗ lực để tạo nên một ngôn ngữ đánh dấu có thể được viết bằng cú pháp HTML hoặc XHTML. Nó bao gồm các mô hình xử lý chi tiết để tăng tính tương thích, mở rộng, cải thiện và hợp lý hóa các đánh dấu có sẵn cho tài liệu, đưa ra các đánh đấu mới và giới thiệu giao diện lập trình ứng dụng (application programming interfaces API) để tạo ra các ứng dụng Web phức tạp. Cùng một lý do như vây, HTML5 là một ứng cử viên tiềm năng cho nền tảng ứng dụng di động. Nhiều tính năng của HTML5 được xây dựng với việc xem xét chúng có thể sử dụng được trên các thiết bị di động như điện thoại thông minh và máy tính bảng hay không.



Một số khái niệm cơ bản về HTML5 - Giới thiệu tính năng & một số ví dụ mẫu (theo hiflyer)


HTML5 là gì?

Có lẽ nhiều bạn đã nghe về thuật ngữ HTML5 xuất hiện bên cạnh những sản phẩm của Apple và Google.
HTML5 là sự phát triển mạnh mẽ đột biến của HTML, viết tắt của cụm từ Hyper Text Markup Language. Đây là hình thức định dạng cốt lõi của hầu hết các website trên internet. HTML5 với phiên bản đầu tiên được hình thành trong năm 2008 nhưng mãi tới năm 2011 mới chính thức được ra mắt với một ánh hào nhoáng của công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, trong thời điểm đó rất nhiều trình duyệt chưa kịp thay đổi để hỗ trợ nó. Đến ngày nay, hầu hết các trình duyệt phổ biến như Chrome, Safari, Firefox, Opera, IE đều hỗ trợ HTML5. Điều đó đã tạo ra một cuộc cách mạng lớn cho nền công nghệ web.

Cùng với CSS3, HTML5 vẫn tiếp tục được phát triển. W3C đang thêm vào đó nhiều tính năng hơn nữa.

HTML5 là sự kế thừa của HTML 4.01, được phát hành đầu tiên vào năm 1999. Việc tạo ra một ngôn ngữ mới dựa theo các tiêu chuẩn như:
- Các tính năng mới phải dựa trên HTML, CSS, DOM, và JavaScript
- Làm giảm nhu cầu cho các plugins bên ngoài (như Flash)
- Xử lý lỗi tốt hơn
- Đánh dấu để thay thế kịch bản
- HTML5 nên phát triển cho các thiết bị độc lập
- Quá trình phát triển nên được công khai nhằm cho các tổ chức khác có thể lấy làm cơ sở phát triển.
Là một nền tảng cần thiết để sinh ra HTML5.

Những thay đổi mới.

Với HTML5, quá trình mã hóa trở nên dễ dàng và hợp lý hơn. Các tính năng độc đáo và ấn tượng của HTML5 không những có trong tiến trình sử lý đa phương tiện như <video>, <audio>,<canvas> mà còn tích hợp các nội dung đồ họa vector (những gì chúng ta biết trước đây chính là thẻ <object>). Điều này có nghĩa rằng media và vector trên website được xử lý và thực hiện dễ dàng hơn, nhanh hơn mà ko cần phải bổ sung bất kì phần mềm liên quan hoặc thư viện API nào khác.

Có rất rất nhiều thẻ mới được thêm vào, nhưng dưới đây, tôi sẽ chỉ mô tả một số thẻ quang trọng nhất. Phần còn lại các bạn có thể tìm thấy trong phần HTML5 của W3C.

<article> thẻ này định nghĩa một bài viết hoặc bình luận của người dùng. Nó độc lập với content của website.
<aside> thẻ này đánh dấu nội dung bên cạnh của trang hiện tại. Ví dụ như một slidebar.
<header><footer> hai thẻ này giúp bạn không cần định nghĩa id cho tiêu đề và cuối trang.
<nav> thẻ này định nghĩa phần menu điều hướng cho website.
<section> đây là một thẻ quan trọng, nó giúp bạn xác định các thành phần khác nhau trong website. Bạn có thể gộp chung các div cùng nội dung vào trong thẻ này để dễ dàng quản lý.
<audio>, <video> hai thẻ này giúp bạn hiển thị một đoạn phim hoặc một bài hát trên website đơn giản hơn rất nhiều.
<embed> thẻ này xác định một container các plugin tương tác với ứng dụng bên ngoài.
<canvas> thẻ thú vị này cho phép bạn vẽ đồ họa mà không cần phải qua bất kì đoạn mã hỗ trợ nào (chủ yếu là javascript).

Một điều quan trọng mà các bạn nên lưu ý là các thẻ mới của HTML5 không chỉ được sử dụng 1 lần. Ví dụ, header và footer sẽ không chỉ đánh dấu sự bắt đầu và kết thúc của một trang mà có thể là một phần nội dung nào đó. Điều này có nghĩa, hai thẻ này có khả năng được sử dụng nhiều lần trong toàn bộ trang. Bạn có thể xem trong hình minh họa dưới đây:



Trong ví dụ mẫu trên, các bạn có thể thấy cấu trúc cơ bản của một website sử dụng HTML5. Chúng ta thấy khai báo DOCTYPE vô cùng đơn giản. Trước kia, để khai báo phần mở đầu <html lang="en"> v.v.. rất khó để nhớ, tôi đều phải tìm kiếm trên Internet hoặc copy từ website này sang website khác. Nó quả là một sự rút ngắn tuyệt vời.

Các thẻ sau đây của HTML4.01 bị loại bỏ trong HTML5, các trình duyệt cũng không hỗ trợ các thẻ này. Chính vì vậy, nếu bạn là một người phát triển website thì đây là lúc bạn kiểm tra, loại bỏ và thay thế chúng trên các dự án đã hoàn thành.

<acronym>
<applet>
<basefont>
<big>
<center>
<dir>
<font>
<frame>
<frameset>
<noframes>
<strike>
<tt>

Những điều cần biết về HTML5.

Điều quan trọng mà các bạn phải nhớ rằng, HTML5 được xây dựng trên sự thành công của phiên bản trước của nó - HTML4.01 - phiên bản tốt nhất từ trước đến nay. Để điều khiển nó tốt nhất, bạn không cần phải quên đi tất cả mọi thứ về các phiên bản khác. Bạn không phải học một ngôn ngữ hoàn toàn mới ở đây, hãy giữ nguyên cú pháp yêu thích của bạn và định dạng lại nó trên nền tảng mới.
Trong trường hợp bạn hoàn toàn không có kiến thức về HTML và bạn muốn bắt đầu ngay bây giờ, tôi khuyên bạn nên bắt đầu với HTML 4.01 và chỉ khi bạn làm chủ được nó thì hãy chuyển sang HTML5. Bắt đầu phiên bản mới nhất giống như bạn học chạy trước khi tập đi vậy.

Mặt tích cực của việc nghiên cứu HTML5 là bạn có thể làm mọi thứ, tất cả các trình duyệt đều hỗ trợ bạn. Từ video để lưu trữ tới các biểu đồ phân tích v.v... Nếu bạn thạo và đã làm chủ được HTML 4.01, muốn gắn bó lâu dài với nó thì đó là một sai lầm. Bạn sẽ ở lại với công nghệ lạc hậu trong khi mọi người đều bước trước bạn.

Sự ra đời của HTML5 là để duy trì nhu cầu cần thiết hiện nay và đặc biệt hơn nó vẫn liên tục được phát triển. Nó có thể thống trị ngành công nghiệp website trong một thời gian dài.


Một vài ví dụ

Để thực sự có một sự cảm nhận tốt nhất về hiển thị của HTML5, tôi sẽ giới thiệu một số website, công cụ tạo trên nền tảng công nghệ này. Bạn có thể xem mình làm được điều gì ở đó.


1. Read
Là một website dành cho WordPress. Với minimalistic vô cùng đơn giản dễ hiểu và dễ sử dụng. Điều đặc biệt là bạn ko phải trả bất kì khoản tiền nào khi sử dụng nó.



2. SmartStart.
Là một công cụ tốt với nhiều template HTML5.



3.BIZfolio.
Cũng được thực hiện với HTML5 nhưng nó được phát triển để hoạt động với Drupal



4. Poker Blind
Với bộ đếm thời gian đơn giản sử dụng HTML5, bạn có thể ứng dụng nó trong rất nhiều trường hợp như Open Day v.v...



5. Coolendar
Là một ứng dụng quản lý calendar tuyệt với. Nó có thể tương thích với máy tính hoặc các thiết bị khác như Android và iOS



6. Scribd
Được phát triển bằng HTML5, dễ dàng cho phép chia sẻ file hoặc tài liệu



Bên cạnh các công cụ tiện ích hay các trang web, các nhà phát triển còn tạo ra các trò chơi chỉ dựa trên HTML5 thay vì Flash trước đó. Dưới đây là một số trò chơi rất cuốn hút. Bạn có thể kiểm tra để thấy sự thú vị của nó.



Bắt đầu với HTML5 từ đâu

HTML5 không thể nói hết và đầy đủ trong bài viết này. Có hai cách để tìm hiểu nó đó là: Xem thật nhiều ứng dụng và nghiên cứu tài liệu. Cuốn sách mà tôi thấy thực sự hay khi đọc nó là cuốn sách hướng dẫn HTML5 của Jeremy Keith.

Để giúp bạn nhiều hơn, trong thời gian tới, tôi sẽ tập hợp nhiều ví dụ, hướng dẫn chi tiết về HTML5. Tôi hi vọng rằng các bạn sẽ thấy sự lý thú và kì diệu của nó.

(tổng hợp TxT)

Wednesday, May 22, 2013

Cây quyết định với bài toán phân loại dữ liệu

Khái niệm cây quyết định

Trong lĩnh vực học máy, cây quyết định là một kiểu mô hình dự báo (predictive model), nghĩa là một ánh xạ từ các quan sát về một sự vật/hiện tượng tới các kết luận về giá trị mục tiêu của sự vật/hiện tượng. Mỗi một nút trong (internal node) tương ứng với một biến; đường nối giữa nó với nút con của nó thể hiện một giá trị cụ thể cho biến đó. Mỗi nút lá đại diện cho giá trị dự đoán của biến mục tiêu, cho trước các giá trị của các biến được biểu diễn bởi đường đi từ nút gốc tới nút lá đó. Kỹ thuật học máy dùng trong cây quyết định được gọi là học bằng cây quyết định, hay chỉ gọi với cái tên ngắn gọn là cây quyết định.

Hình minh họa

Học bằng cây quyết định cũng là một phương pháp thông dụng trong khai phá dữ liệu. Khi đó, cây quyết định mô tả một cấu trúc cây, trong đó, các lá đại diện cho các phân loại còn cành đại diện cho các kết hợp của các thuộc tính dẫn tới phân loại đó[1]. Một cây quyết định có thể được học bằng cách chia tập hợp nguồn thành các tập con dựa theo một kiểm tra giá trị thuộc tính . Quá trình này được lặp lại một cách đệ qui cho mỗi tập con dẫn xuất. Quá trình đệ qui hoàn thành khi không thể tiếp tục thực hiện việc chia tách được nữa, hay khi một phân loại đơn có thể áp dụng cho từng phần tử của tập con dẫn xuất. Một bộ phân loại rừng ngẫu nhiên (random forest) sử dụng một số cây quyết định để có thể cải thiện tỉ lệ phân loại.

Cây quyết định cũng là một phương tiện có tính mô tả dành cho việc tính toán các xác suất có điều kiện.

Cây quyết định có thể được mô tả như là sự kết hợp của các kỹ thuật toán học và tính toán nhằm hỗ trợ việc mô tả, phân loại và tổng quát hóa một tập dữ liệu cho trước.
Dữ liệu được cho dưới dạng các bản ghi có dạng: (x, y) = (x1, x2, x3..., xk, y)

Biến phụ thuộc (dependant variable) y là biến mà chúng ta cần tìm hiểu, phân loại hay tổng quát hóa. x1, x2, x3 ... là các biến sẽ giúp ta thực hiện công việc đó

Cây quyết định còn có hai tên khác:
- Cây hồi quy (Regression tree) ước lượng các hàm giá có giá trị là số thực thay vì được sử dụng cho các nhiệm vụ phân loại. (ví dụ: ước tính giá một ngôi nhà hoặc khoảng thời gian một bệnh nhân nằm viện)
- Cây phân loại (Classification tree), nếu y là một biến phân loại như: giới tính (nam hay nữ), kết quả của một trận đấu (thắng hay thua).
Ví dụ: Ta có dữ liệu (training data) về 10 đối tượng (người). Mỗi đối tượng được mô tả bởi 4 thuộc tính là Gender, Car Ownership, Travel Cost/Km, Income Level và 1 thuộc tính phân loại (category attribute) là Transportation mode. Trong đó thuộc tính Gender có kiểu binary, thuộc tính Car Ownership có kiểu Quantitative integer (0,1), Travel Cost/Km và Income Level có kiểu dữ liệu Ordinal.
Tranining data cho biết sự lựa chọn về loại phương tiện vận chuyển (car, bus, train) của khách dựa vào 4 thuộc tính đã cho (xem bảng).

Bảng 1


Dựa vào Training Data ở trên, chúng ta có thể tạo ra cây quyết định như sau


Hình 1: Ví dụ cây quyết đình

Chú ý rằng trong cây quyết định trên, thuộc tính “Income Level” không xuất hiện trong cây bởi vì dựa vào training data đã cho, thuộc tính “Travel Cost/Km”  sẽ sinh ra cây quyết định tốt dùng để phân loại tốt hơn “Income Level”
Làm sao để sử dụng cây quyết định trong dự đoán lớp của các dữ liệu chưa biết ?
Mục đích chính của cây quyết định là dùng để dự đoán lớp (xác định lớp) của các đối tượng chưa biết (unseen data). Giả sử rằng ta có dữ liệu về 3 người với các giá trị dữ liệu đã biết về các thuộc tính Gender, Car Ownership, Travel Cost/Km, Income Level. Tuy nhiên ta chưa biết họ sẽ chọn phương tiện vận chuyển nào (Car, Bus, Train). Nhiệm vụ của chúng ta là sử dụng cây quyết định đã tạo ra để dự đoán (predict) Alex, Buddy và Cherry sẽ chọn phương tiện vận chuyển nào dựa vào 4 thuộc tính của họ. Dữ liệu dưới đây còn được gọi là Testing Data.

Bảng 2


Chúng ta bắt đầu từ node gốc của cây (root node) từ thuộc tính Travel Cost/Km, ta thấy rằng nếu Travel Cost/Km là Expensive thì người đó sẽ chọn phương tiện là Car. Nếu Travel Cost/Km là standard thì họ sẽ chọn phương tiện vận chuyển là Train. Nếu Travel Cost/Km làCheap thì cây quyết định cần tới giá trị của trường Gender của người đó, nếu Gender là Male thì chọn Bus, nếu giới tính là Female thì cây quyết định cần kiểm tra xem người đó có sử hữu bao nhiêu xe hơi (Car Ownership). Nếu số xe hơi sở hữu là 0 thì người đó sẽ chọn xeBus, nếu số xe hơi sở hữu là 1 thì người đó sẽ chọn Train.

Theo cây quyết định trên, các luật (Series of Rules) được sinh ra từ cây quyết định dùng để dự đoán như sau:

Rule 1 : If Travel cost/km is expensive then mode = car
Rule 2 : If Travel cost/km is standard then mode = train
Rule 3 : If Travel cost/km is cheap and gender is male then mode = bus
Rule 4 : If Travel cost/km is cheap and gender is female and she owns no car then mode = bus
Rule 5 : If Travel cost/km is cheap and gender is female and she owns 1 car then mode = train

Dựa vào các luật này, việc dự đoán lớp cho các dữ liệu chưa biết (unseen data hay Testing data) rất đơn giản. Trong ví dụ này, Alex có giá trị của thuộc tính Travel Cost/Km là Standard nên sẽ chọn phương tiện là Train (Rule 2) mà không cần quan tâm đến các thuộc tính khác của Alex. Buddy có giá trị của thuộc tính Travel Cost/Kmlà Cheap và Gender của anh ta là Male nên anh ta sẽ chọn Bus (Rule 3). Cheery cũng có giá trị thuộc tính Travel Cost/Km làCheap nhưng Gender là Female và sở hữu 1 xe hơi cho nên theo cây quyết định trên (Rule 5) cô ta sẽ chọn phương tiện là Train.

Kết quả phân lớp bằng cây quyết định như sau:

Bảng 3


 Cây quyết định là một phương pháp phân lớp rất hiệu quả và dễ hiểu. Tuy nhiên có một số chú ý khi sử dụng cây quyết định trong xây dựng các mô hình phân lớp như sau:

Hiệu của phân lớp của cây quyết định (Series of Rules) phụ thuộc rất lớn vào training data. Chẳn hạn cây quyết định được tạo ra bởi chỉ giới hạn 10 samples training data trong ví dụ trên thì hiệu quả ứng dụng cây quyết định để dự đoán các trường hợp khác là không cao (thường training data phải đủ lớn và tin cậy) và vì vậy ta không thể nói rằng tập các luật (Series of Rules) được sinh ra bở cây quyết định trên là tập luật tốt nhất.

Một số thuật toán học cây quyết định tiêu biểu

Có rất nhiều thuật toán phân lớp như ID3, J48, C4.5, CART (Classification and Regression Tree),… Việc chọn thuật toán nào để có hiệu quả phân lớp cao tuy thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó cấu trúc dữ liệu ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của các thuật toán. Chẳn hạn như thuật toán ID3 và CART cho hiệu quả phân lớp rất cao đối với các trường dữ liệu số (quantitative value) trong khi đó các thuật toán như J48, C4.5 có hiệu quả hơn đối với các dữ liệu Qualititive value (ordinal, Binary, nominal).

Một số tool demo thuật toán Cây quyết định

1. weka: Tool được sử dụng phổ biến, hoàn toàn miễn phí, được viết bằng Java
  [Tải tool về máy - Lưu ý: Sau 5s, click Bỏ qua quảng cáo (Skip Ad)]

2. Clus: Tool mới xây dựng, hoàn toàn miễn phí, được viết bằng Java
  [Tải tool về máy - Lưu ý: Sau 5s, click Bỏ qua quảng cáo (Skip Ad)]

(TxT)

Monday, May 20, 2013

Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Google App Engine

Phần I: HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ Google App Engine
*****************************************************************************

Đăng ký Google App Engine bạn làm theo các bước sau để được sử dụng hosting chuyên nghiệm miễn phí Google dạng tenban.appspot.com:

Bước 1: Truy cập https://appengine.google.com/start và đăng nhập bằng tài khoản Gmail của bạn.

Bước 2: Nhập số điện thoại của bạn để Google gửi mã xác nhận. Số điện thoại dạng +849.... (+84 là mã Việt Nam, bỏ số 0 ở đầy số 098=98).

Việc gửi mã xác nhận cũng mất khoảng 2 phút tùy vào mạng. Nếu không được các bạn đổi số điện thoại khác.



Bước 3: Nhập mã xác nhận mà Google vửa gửi cho bạn.



Bước 4: Nhập thông tin đăng ký gồm tên tài khoản, tiêu đề. Chú ý kiểm tra tên tài khoản của bạn đã được đăng ký chưa.

Bước 5: Bạn chuyển đến trang dưới tức là bạn đã đăng ký thành công Google App Engine. Như vậy bạn đã có hosting miễn phí chuyen nghiệp của Google với tên miền: tenban.appspot.com . Đón đọc bài tiếp theo Hướng dẫn sử dung, upload lên Google App Engine




Hiện tại  Google App Engine đang ở bản Beta và chỉ hỗ trợ Java, Python,...

*************************************************************************
Phần 2: Upload data lên Google App Engine
*********************************************************

Upload file, đồng bộ hóa dữ liệu từ máy lên host Google. Các bạn theo các bước hướng dẫn sau:

Bước 1: Download và cài đặt Python 2.7.2 tại đây. Chọn phiên bản phù hợp với hệ điều hành (bạn có thể sử dụng Java, làm tương tự).

Chú ý nên download bản đầu tiên (chính thức), các bản sau đôi khi không tương thích.

Bước 2: Download và cài đặt Google App Engine SDK for Python tại đây [http://code.google.com/appengine/downloads.html]. Chọn phiên bản phù hợp với hệ điều hành.

Bước 3: Kiểm tra thông số cài đặt. Chạy ứng dụng Google App Engine Launcher -> chọn Edit -> chọn Preferences  -> kiểm tra hoặc thêm đường dẫn đến ứng dụng Python và Google App Engine theo hình ảnh dưới.








Bước 3: Tạo project mới để đồng bộ dữ liệu của bạn.

Chạy ứng dụng Google App Engine Launcher > chọn File > chọn Create New Application... ->nhập domain của bạn (tenban.appspot.com chỉ nhập phần tenban) vào mục Application Name -> chọn Browser để tạo mới ứng dụng (ví dụ chọ ổ D:\)







Bước 4: Vào ổ (C|D|E.. bạn vừa chọn) tìm tên thư mục bạn vừa tạo, ví dụ của tôi là D:\\igooblog -> tiếp đó tạo mới thư mục download (bạn có thể tùy chọn đặt tên, và thêm số lượng thư mục tùy ý) -> dùng notepad mở và sửa file app.yaml thay thế bằng nội dung dưới đây:
application: igooblog
version: 1runtime: pythonapi_version: 1
handlers:- url: /download  static_dir: download


Chú ý: thay đổi tên igooblog thành domain của bạn, ta có thể thêm nhiều thư mục bằng cách copy tương tự từ đoạn handlers vớ tên thư mục khác.







Bước 5: Ok rồi, giớ ta chỉ cần đồng bộ là xong, dữ liệu trên domain (tenban.appspot.com) sẽ tương đương với dữ liệu trong thử mục tenban trong ổ (D|C|E.. bạn vừa chọn). Đường dẫn tương đương sẽ là tenban.appspot.com/download

Chạy ứng dụng Google App Engine Launcher -> chọn ứng dụng của bạn -> chọn icon Deploy -> nhập gmail và mật khẩu của bạn rồi ok đợ em nó đồng bộ là xong.








Kết quả: Như vậy là đã đồng bộ xong, sau này ta chỉ cần copy các file và thư mục download rồi đồng bộ là được. Bạn có thể thêm thư mục khác vào trong thư mục ứng dụng ví dụ: css, js, images nhưng chú ý sửa file app.yaml và thêm đoạn handlers tương ứng.



(theo BiBi Nguyễn - iGoo.vn)

Sunday, May 19, 2013

Tìm hiểu Điện toán đám mây (Cloud computing) ?


Trong vài năm qua, Công nghệ thông tin (IT) đã bắt đầu một mẫu hình mới — điện toán đám mây. Mặc dù điện toán đám mây chỉ là một cách khác để cung cấp các tài nguyên máy tính, chứ không phải là một công nghệ mới, nhưng nó đã châm ngòi một cuộc cách mạng trong cách cung cấp thông tin và dịch vụ của các tổ chức.

Lúc đầu điện toán trên máy tính lớn (mainframe) thống trị công nghệ thông tin. Cấu hình mạnh mẽ này cuối cùng đã cho ra đời mô hình khách-chủ. Công nghệ thông tin hiện đại ngày càng trở thành một chức năng của công nghệ di động, điện toán lan tỏa hoặc mọi nơi và tất nhiên, cả điện toán đám mây. Tuy nhiên, cuộc cách mạng này, giống như mọi cuộc cách mạng, có các thành phần của quá khứ mà từ đó nó phát triển lên.

Vì vậy, để đưa điện toán đám mây vào đúng bối cảnh này, hãy nhớ rằng trong DNA của điện toán đám mây về cơ bản là sự tạo ra các hệ thống tiền thân của nó. Về nhiều mặt, sự thay đổi quan trọng này là vấn đề "trở lại tương lai" chứ không phải là sự kết thúc hẳn của quá khứ. Trong thế giới mới dũng cảm của điện toán đám mây, có chỗ cho sự cộng tác sáng tạo của công nghệ đám mây và cho các tiện ích đã qua thử thách của các hệ thống tiền thân đó, ví dụ như các máy tính lớn mạnh mẽ. Sự thay đổi thực sự ấy trong cách chúng ta tính toán mang lại các cơ hội to lớn cho nhân viên công nghệ thông tin để kiểm soát sự thay đổi và sử dụng chúng cho lợi ích cá nhân và tổ chức của họ.

Điện toán đám mây là gì?


Điện toán đám mây là một giải pháp toàn diện cung cấp công nghệ thông tin như một dịch vụ. Nó là một giải pháp điện toán dựa trên Internet ở đó cung cấp tài nguyên chia sẻ giống như dòng điện được phân phối trên lưới điện. Các máy tính trong các đám mây được cấu hình để làm việc cùng nhau và các ứng dụng khác nhau sử dụng sức mạnh điện toán tập hợp cứ như thể là chúng đang chạy trên một hệ thống duy nhất.

Tính linh hoạt của điện toán đám mây là một chức năng phân phát tài nguyên theo yêu cầu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các tài nguyên tích lũy của hệ thống, phủ nhận sự cần thiết phải chỉ định phần cứng cụ thể cho một nhiệm vụ. Trước điện toán đám mây, các trang web và các ứng dụng dựa trên máy chủ đã được thi hành trên một hệ thống cụ thể. Với sự ra đời của điện toán đám mây, các tài nguyên được sử dụng như một máy tính gộp ảo. Cấu hình hợp nhất này cung cấp một môi trường ở đó các ứng dụng thực hiện một cách độc lập mà không quan tâm đến bất kỳ cấu hình cụ thể nào.

Tại sao lại đổ xô vào đám mây?

Có các lý do có cơ sở và quan trọng về kinh doanh và công nghệ thông tin đối với sự dịch chuyển sang mẫu hình điện toán đám mây. Việc coi thuê ngoài như một giải pháp có những điểm cơ bản được xem là các lý do ấy.

Chi phí giảm: Điện toán đám mây có thể làm giảm cả chi phí vốn (CapEx) lẫn chi phí vận hành (OpEx) vì các tài nguyên chỉ được mua khi cần và chỉ phải trả tiền khi sử dụng.
Cách sử dụng nhân viên được tinh giản: Việc sử dụng điện toán đám mây giải phóng đội ngũ nhân viên quý giá cho phép họ tập trung vào việc cung cấp giá trị hơn là duy trì phần cứng và phần mềm.
Khả năng mở rộng vững mạnh: Điện toán đám mây cho phép khả năng điều chỉnh quy mô ngay lập tức hoặc tăng lên hoặc giảm xuống, bất cứ lúc nào mà không cần giao kết dài hạn.

Các khối xây dựng của điện toán đám mây

Mô hình điện toán đám mây gồm có một mặt trước (front end) và một mặt sau (back end). Hai thành phần này được kết nối thông qua một mạng, trong đa số trường hợp là Internet. Phần mặt trước là phương tiện chuyên chở qua đó người dùng tương tác với hệ thống; phần mặt sau chính là đám mây. Phần mặt trước gồm có một máy tính khách hoặc mạng máy tính của doanh nghiệp và các ứng dụng được sử dụng để truy cập vào đám mây. Phần mặt sau cung cấp các ứng dụng, các máy tính, các máy chủ và lưu trữ dữ liệu để tạo ra đám mây của các dịch vụ.

Các tầng: Điện toán là một dạng hàng hoá

Khái niệm điện toán đám mây được xây dựng trên các tầng, mỗi tầng cung cấp một mức chức năng riêng. Sự phân tầng này của các thành phần đám mây đã cung cấp một phương tiện cho các tầng của điện toán đám mây để trở thành một loại hàng hóa như điện, dịch vụ điện thoại hoặc khí tự nhiên. Hàng hóa mà điện toán đám mây bán là khả năng tính toán với chi phí và phí tổn thấp hơn cho người dùng. Điện toán đám mây đã sẵn sàng để trở thành dịch vụ siêu tiện ích tiếp theo.
Trình giám sát máy ảo (VMM- virtual machine monitor) cung cấp phương tiện để sử dụng đồng thời các tiện ích điện toán đám mây (xem Hình 1). VMM là một chương trình trên một hệ thống máy tính chủ cho phép một máy tính hỗ trợ nhiều môi trường thi hành giống hệt nhau. Từ quan điểm của người dùng, hệ thống này là một máy tính độc lập, hoàn toàn cách biệt với những người dùng khác. Trong thực tế, các người dùng đang được phục vụ bởi cùng một máy tính. Một máy ảo là một hệ điều hành (OS) đang được quản lý bởi một chương trình điều khiển nằm dưới cho phép nó xuất hiện giống như là nhiều hệ điều hành. Trong điện toán đám mây, VMM cho phép những người dùng giám sát và do đó quản lý các khía cạnh của quá trình như là truy cập dữ liệu, lưu trữ dữ liệu, mã hóa, đánh địa chỉ, cấu trúc liên kết và di chuyển tải công việc.


Hình 1. Các trình giám sát máy ảo hoạt động như thế nào

Đây là các tầng đám mây được cung cấp:

Tầng cơ sở hạ tầng là nền tảng của đám mây. Nó gồm có các tài sản vật lý — các máy chủ, các thiết bị mạng, các ổ đĩa lưu trữ, v.v.. Cơ sở hạ tầng là một dịch vụ (IaaS) có các nhà cung cấp như IBM® Cloud. Khi sử dụng IaaS bạn thực tế không kiểm soát cơ sở hạ tầng nằm dưới, nhưng bạn có quyền kiểm soát các hệ điều hành, lưu trữ, triển khai các ứng dụng và ở một mức độ hạn chế, có quyền kiểm soát việc lựa chọn các thành phần mạng.

Dịch vụ in theo yêu cầu (POD) là một ví dụ về các tổ chức có thể hưởng lợi từ IaaS. Mô hình POD được dựa trên việc bán sản phẩm có khả năng tùy chỉnh. Các POD cho phép các cá nhân mở cửa hàng và bán thiết kế các sản phẩm. Các chủ cửa hàng có thể tải lên nhiều hay ít thiết kế tùy theo khả năng sáng tạo của họ. Có hàng ngàn lần tải lên. Với các khả năng lưu trữ đám mây, một POD có thể cung cấp không gian lưu trữ không hạn chế.

Tầng giữa là nền tảng hệ thống. Nó cung cấp cơ sở hạ tầng của ứng dụng. Nền tảng hệ thống là một dịch vụ (PaaS) cung cấp sự truy cập đến các hệ điều hành và các dịch vụ có liên quan. Nó cung cấp một cách để triển khai các ứng dụng lên đám mây bằng cách sử dụng các ngôn ngữ lập trình và các công cụ do nhà cung cấp hỗ trợ. Bạn không cần phải quản lý hoặc kiểm soát cơ sở hạ tầng nằm dưới, nhưng bạn có quyền điều khiển các ứng dụng đã triển khai và ở một mức độ nào có quyền điều khiển ứng dụng sử dụng các cấu hình môi trường trên máy tính chủ.

PaaS có các nhà cung cấp như là Elastic Compute Cloud (EC2) của Amazon. Nhà phần mềm doanh nhân nhỏ là một hoạt động kinh doanh lý tưởng đối với PaaS. Với nền tảng hệ thống đã chọn lọc kỹ, có thể tạo ra các sản phẩm đẳng cấp thế giới mà không thêm gánh nặng cho hệ thống đang chạy trong công ty.

Tầng trên cùng là tầng ứng dụng, tầng mà hầu hết mọi người xem như là đám mây. Các ứng dụng chạy ở đây và được cung cấp theo yêu cầu của những người dùng. Phần mềm là một dịch vụ (SaaS) có các nhà cung cấp như Google Pack. Google Pack bao gồm các ứng dụng, các công cụ có thể sử dụng được qua Internet, như Calendar, Gmail, Google Talk, Docs và nhiều hơn nữa. Hình 2 cho thấy các tầng này.



Hình 2. Các tầng điện toán đám mây được nhúng trong các thành phần "là một dịch vụ"

Các cách hình thành đám mây

Có ba kiểu hình thành đám mây: riêng tư (theo giả thuyết), công cộng và lai.

Các đám mây công cộng có sẵn cho công chúng hoặc một nhóm ngành nghề lớn và do một tổ chức bán các dịch vụ đám mây sở hữu và cung cấp. Một đám mây công cộng là cái mà người ta hình dung là đám mây theo nghĩa thông thường; đó là, các tài nguyên được cung cấp động trên Internet bằng cách sử dụng các ứng dụng web từ một nhà cung cấp bên thứ ba bên ngoài cung cấp các tài nguyên chia sẻ và gửi hóa đơn tính cước trên cơ sở tính toán việc sử dụng.

Các đám mây riêng tư tồn tại bên trong tường lửa của công ty bạn và do tổ chức của bạn quản lý. Chúng là các dịch vụ đám mây do bạn tạo ra và kiểm soát trong doanh nghiệp của mình. Các đám mây riêng tư cũng cung cấp nhiều lợi ích tương tự như các đám mây công cộng — sự khác biệt chủ yếu là tổ chức của bạn chịu trách nhiệm thiết lập và duy trì đám mây đó.
Các đám mây lai là một sự kết hợp của đám mây công cộng và riêng tư khi sử dụng các dịch vụ có trong cả hai vùng công cộng và riêng tư. Các trách nhiệm quản lý được phân chia giữa các nhà cung cấp dịch vụ đám mây công cộng và chính doanh nghiệp. Khi sử dụng một đám mây lai, các tổ chức có thể xác định các mục tiêu và các yêu cầu của các dịch vụ được tạo ra và có được chúng dựa vào sự lựa chọn thích hợp nhất.

Các vai trò công nghệ thông tin trong đám mây

Chúng ta hãy xem xét khả năng mà việc quản lý và quản trị sẽ đòi hỏi sự tự động hóa cao hơn, đòi hỏi một sự thay đổi nhiệm vụ của các nhân viên chịu trách nhiệm tạo kịch bản lệnh do tăng trưởng sản xuất mã. Bạn thấy đấy, công nghệ thông tin có thể làm cho gắn kết hơn, cần ít phần cứng và ít triển khai phần mềm hơn, nhưng nó cũng tạo ra các cấu tạo mới. Công nghệ thông tin đang dịch chuyển hướng tới người lao động tri thức. Trong mẫu hình mới này, các nguồn nhân lực kỹ thuật sẽ có trách nhiệm lớn hơn để tăng cường và nâng cấp các quy trình nghiệp vụ chung.

Nhà phát triển

Việc sử dụng ngày càng tăng các thiết bị di động, sự phổ biến của việc nối mạng xã hội và các khía cạnh khác của sự tiến hóa của quá trình và các hệ thống công nghệ thông tin thương mại, sẽ đảm bảo công việc cho cộng đồng nhà phát triển; tuy nhiên, các nhà phát triển của doanh nghiệp sẽ được gạch bỏ khỏi một số vai trò truyền thống của nhân viên phát triển, do các quá trình có hệ thống và có tổ chức của mô hình cấu hình đám mây.

Một cuộc khảo sát gần đây của IBM, Nghiên cứu mới của developerWorks cho thấy sự vượt trội của điện toán đám mây và phát triển ứng dụng di động (xem phần Tài nguyên) đã chứng tỏ rằng nhu cầu đối với công nghệ di động sẽ phát triển theo cấp số nhân. Sự phát triển này, đi cùng với sự chấp nhận nhanh chóng của điện toán đám mây trên toàn cầu, sẽ đòi hỏi phải gia tăng rất mạnh số các nhà phát triển có hiểu biết về lĩnh vực này. Để đáp ứng các nhu cầu kết nối di động ngày càng tăng, sẽ đòi hỏi phải có nhiều nhà phát triển hơn nữa hiểu cách điện toán đám mây hoạt động như thế nào.
Điện toán đám mây cung cấp một khả năng hầu như vô tận, loại bỏ các mối lo về khả năng mở rộng. Điện toán đám mây cho các nhà phát triển truy cập vào các tài sản phần mềm và phần cứng mà hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa không có đủ khả năng tự trang bị. Các nhà phát triển, khi sử dụng điện toán đám mây dựa vào Internet và các tài sản là kết quả của cấu hình này, sẽ có quyền truy cập vào các tài nguyên mà hầu như đã chỉ có thể mơ ước trong quá khứ vừa qua.

Nhà quản trị

Các nhà quản trị là những người bảo vệ và các nhà lập pháp của một hệ thống công nghệ thông tin. Họ chịu trách nhiệm kiểm soát người dùng truy cập vào mạng. Điều này có nghĩa là họ nằm trên đỉnh của việc tạo ra các mật khẩu người dùng và tạo nên các quy tắc và các thủ tục dành cho chức năng cơ bản như là việc truy cập nói chung vào các tài sản hệ thống. Sự ra đời của điện toán đám mây sẽ đòi hỏi phải có các sự điều chỉnh cho quá trình này do nhà quản trị trong môi trường như vậy không chỉ quan tâm lo lắng về các vấn đề nội bộ nữa, mà còn về mối quan hệ với bên ngoài của doanh nghiệp mình và các mối quan tâm của điện toán đám mây, cũng như các hoạt động của các bên thuê khác trong một đám mây công cộng.

Điều này làm thay đổi vai trò của các khái niệm về tường lửa đã được đặt ra bởi việc quản trị và bản chất của các thủ tục an ninh chung của doanh nghiệp. Nó không phủ nhận cần có người bảo vệ hệ thống. Với điện toán đám mây thậm chí trách nhiệm còn lớn hơn, chứ không phải ít đi. Trong điện toán đám mây, nhà quản trị không chỉ đảm bảo dữ liệu và các hệ thống bên trong cho tổ chức, họ còn phải giám sát và quản lý đám mây để đảm bảo sự an toàn cho hệ thống và dữ liệu của họ ở khắp mọi nơi.

Kiến trúc sư

Chức năng của kiến trúc là mô hình hóa có hiệu quả chức năng của hệ thống cụ thể trong thế giới công nghệ thông tin thực. Trách nhiệm cơ bản của kiến trúc sư là phát triển khung kiến trúc của mô hình điện toán đám mây của đại lý. Kiến trúc của điện toán đám mây về cơ bản là sự trừu tượng hóa của khái niệm ba tầng, đó là IaaS, PaaS và SaaS, sao cho doanh nghiệp cụ thể triển khai cách tiếp cận điện toán đám mây đáp ứng được mục tiêu và mục đích khởi đầu của nó. Mô hình trừu tượng hóa chức năng của các tầng được phát triển sao cho những người ra quyết định và những người lính bộ binh có thể sử dụng sự trừu tượng hóa này để lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá hiệu quả của các thủ tục và các quy trình của hệ thống công nghệ thông tin.
Vai trò của kiến trúc sư trong thời đại điện toán đám mây là nghĩ ra và mô hình hóa một sự tương tác chức năng của các tầng của đám mây. Kiến trúc sư phải sử dụng trừu tượng hóa như một phương tiện để đảm bảo rằng công nghệ thông tin đang đóng đúng vai trò của mình trong việc đạt được các mục tiêu của tổ chức.

Vào đám mây hay không vào đám mây: Đánh giá rủi ro

Sự an toàn và sự riêng tư là các mối quan tâm chính được những người đang di chuyển vào đám mây bày tỏ. Các công ty đang cung cấp các dịch vụ điện toán đám mây biết điều này và hiểu rằng nếu không có sự an toàn tin cậy, thì việc kinh doanh của họ sẽ thất bại. Vì vậy, sự an toàn và sự riêng tư là những ưu tiên cao cho tất cả các thực thể điện toán đám mây.

Quản lý: Các tiêu chuẩn công nghiệp được giám sát như thế nào?

Quản lý là trách nhiệm chính của chủ sở hữu của một đám mây riêng tư và là trách nhiệm chia sẻ chung của nhà cung cấp dịch vụ và người dùng dịch vụ trong các đám mây công cộng. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh có các yếu tố như chủ nghĩa khủng bố xuyên quốc gia, từ chối dịch vụ, các vi rút, các sâu và các thứ tương tự — đã có hoặc có thể có những khía cạnh nằm ngoài sự kiểm soát của hoặc chủ sở hữu đám mây riêng tư hoặc nhà cung cấp dịch vụ và người dùng dịch vụ đám mây công cộng — cần có một sự hợp tác rộng lớn hơn theo kiểu nào đó, đặc biệt là trên các cấp độ toàn cầu, khu vực và quốc gia. Tất nhiên, sự hợp tác này phải được xây dựng theo cách sẽ không pha loãng, nếu không nó sẽ gây tổn hại đến sự kiểm soát của chủ sở hữu của quá trình hoặc các thuê bao trong trường hợp của đám mây công cộng.

Các yêu cầu băng thông

Nếu bạn sắp chập nhận khung công tác đám mây, thì phải đánh giá băng thông và nút nghẽn cổ chai băng thông tiềm ẩn trong chiến lược của bạn. Trong bài viết của CIO.com: Con bù nhìn rơm gầy trơ xương: Nút nghẽn cổ chai của điện toán đám mây và cách giải quyết nó, có đoạn sau:
Những người thực hiện ảo hóa đã phát hiện ra rằng nút nghẽn cổ chai chủ yếu với máy ảo dày đặc là dung lượng bộ nhớ; bây giờ có một lô máy chủ mới đưa ra vùng bộ nhớ lớn hơn nhiều, nhằm loại bỏ bộ nhớ như là một nút nghẽn cổ chai hệ thống. Điện toán đám mây loại trừ nút nghẽn cổ chai đó bằng cách loại bỏ vấn đề mật độ máy tính khỏi phương trình — việc giải quyết điều đó trở thành trách nhiệm của nhà cung cấp đám mây, giải phóng người dùng đám mây khỏi lo lắng về nó.
Đối với điện toán đám mây, băng thông đến và từ nhà cung cấp đám mây là một nút nghẽn cổ chai.
Vì vậy, giải pháp tốt nhất hiện nay cho vấn đề băng thông là gì? Trên thị trường hiện nay, câu trả lời tốt nhất là máy chủ phiến. Một máy chủ phiến là một máy chủ đã được tối ưu hóa để giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và không gian vật lý. Một trong những lợi thế rất lớn của máy chủ phiến đối với việc sử dụng điện toán đám mây là cải thiện tốc độ băng thông. Ví dụ, BladeCenter của IBM được thiết kế để tăng tốc vừa nhanh chóng và vừa có hiệu quả các tải công việc tính toán hiệu năng cao. Cũng giống như vấn đề bộ nhớ phải được khắc phục để làm giảm có hiệu quả nút nghẽn cổ chai của mật độ máy ảo cao, nút nghẽn cổ chai băng thông của điện toán đám mây cũng phải được khắc phục, do đó, hãy xem các khả năng của nhà cung cấp của bạn để xác định xem nút nghẽn cổ chai băng thông có là một vấn đề hiệu năng lớn hay không.

Ảnh hưởng tài chính

Vì một tỷ lệ chi phí khá lớn trong các hoạt động công nghệ thông tin xuất phát từ các chức năng quản trị và quản lý, nên sự tự động hóa ngầm của một số các chức năng này sẽ tự nó cắt giảm bớt các chi phí trong một môi trường điện toán đám mây. Sự tự động hóa có thể làm giảm đáng kể hệ số lỗi và chi phí dự phòng của sự lặp lại thủ công.

Có các yếu tố khác đóng góp vào các vấn đề tài chính như chi phí duy trì các tiện nghi vật lý, việc sử dụng năng lượng điện, các hệ thống làm mát và tất nhiên có cả các nhân tố quản trị và quản lý. Như bạn có thể thấy, không chỉ riêng băng thông, dù theo bất cứ nghĩa nào.

Giảm nhẹ rủi ro

Hãy xét các nguy cơ có thể dưới đây:
Tác động xấu của việc xử lý sai dữ liệu.
Nạp dịch vụ không đảm bảo.
Các vấn đề tài chính hoặc pháp lý của nhà cung cấp.
Các vấn đề vận hành hoặc tắt máy của nhà cung cấp.
Các vấn đề phục hồi dữ liệu và tính bảo mật.
Các mối quan tâm an toàn chung.
Các cuộc tấn công các hệ thống của các lực lượng bên ngoài.
Với việc sử dụng các hệ thống trong đám mây, luôn có nguy cơ luôn hiện hữu về an toàn dữ liệu, kết nối và hành động ác ý ảnh hưởng đến các quá trình điện toán. Tuy nhiên, nếu có kế hoạch cẩn thận và phương pháp luận lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ và quan điểm sắc sảo về quản lý rủi ro chung, hầu hết các công ty đều có thể sử dụng công nghệ này một cách an toàn.

Kết luận

Trong thời đại cách mạng mới này, điện toán đám mây có thể cung cấp cho các tổ chức phương tiện và các phương pháp cần thiết để đảm bảo sự ổn định tài chính và dịch vụ chất lượng cao. Tất nhiên, phải có hợp tác chung nếu quá trình điện toán đám mây là để đạt tới sự an toàn tối ưu và các tiêu chuẩn vận hành chung. Với sự ra đời của điện toán đám mây, điều cấp thiết với tất cả chúng ta là sẵn sàng cho cuộc cách mạng này.

(theo ibm.com)

Ví dụ mảng 2 chiều [C/C++]

BAI TAP MANG 2 CHIEU - 29.11.19 /* Viết các hàm thực hiện 1.Nhập vào từ bàn phím ma trận vuông chứa các số nguyên có kích thước n (3&...